Trung thu luôn là ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt với các gia đình.. Hãy cùng Baihe Holding Hanoi điểm qua Cách bày mâm cỗ trung thu truyền thống đơn giản mà đẹp trong bài viết này nhé!
1. Ý nghĩa của mâm cỗ trung thu:
- Theo phong tục, trong ngày rằm tháng Tám hàng năm, các thành viên trong gia đình sẽhội tụ sum vầy và chuẩn bị mâm cỗ trung thu cúng gia tiên. Ngoài ra, người Việt xưa tin rằng, mâm cỗ trăng rằm còn món cúng lễ để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và công việc thuận lợi.
- Theo quan niệm của ông bà xưa, mâm cỗ Trung Thu là thứ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, giúp mọi người cả năm làm ăn thuận lợi. Chính vì thế, mâm cỗ sẽ không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu, trước hết cúng tổ tiên, trời đất, sau đó phá cỗ, rước đèn và ngắm trăng.
- Mâm cỗ Trung Thu truyền thống thường được bày trí đẹp mắt, ngũ quả đầy đủ trạng thái xanh, chín tự nhiên và cân bằng âm dương. Mỗi loại trái cây đều có ý nghĩa riêng và tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ đến với các thành viên trong gia đình. Đây cũng là dịp để các gia đình đặt tiệc buffet tại nhà ở Hà Nội quây quần bên nhau.
2. Mâm cỗ trung thu truyền thống gồm những gì?
2.1. Ngũ quả
- Mùa thu chính là mùa gặt, mùa thu hoạch hoa quả. Ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc, no đủ. Đồng thời cũng là thành quả lao động chăm chỉ.
- Mỗi vùng miền, địa phương sẽ có mâm ngũ quả khác nhau. Thế nhưng, trái cây trong mâm cỗ kể cả là mâm cỗ trung thu đơn giản đều là những loại quả theo mùa có hình dạng tròn trĩnh tương trưng cho sự viên mãn vẹn nguyên. Khi set up bàn tiệc buffet tại nhà thì việc lựa chọn các loại quả cũng cần đúng khẩu vị từng người.
2.2. Bánh trung thu
- Bánh trung thu là lễ vật quan trọng trong mâm cỗ. Bánh trung thu biểu trưng cho sự vẹn nguyên, thuận hòa và viên mãn.
2.3. Lồng đèn ông sao
- Lồng đèn ông sao năm cánh tượng trưng cho ngũ hành âm dương, cân bằng và hòa hợp. Mâm cỗ trung thu đoàn viên sẽ thêm phần ý nghĩa, sinh động và hài hòa hơn.
2.4. Bánh kẹo
- Dâng lễ mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo là một phần không thể thiếu. Bạn có thể lựa chọn các loại bánh kẹo truyền thống cho mâm cỗ như: kẹo lạc, kẹo vừng, bánh gạo, bánh men,…
Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cúng cô hồn nhanh chóng 2025
3. Mâm cỗ trung thu truyền thống ba miền:
3.1. Mâm cỗ trung thu truyền thống miền Bắc
- Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc rất tinh tế, gắn liền với những mùa vụ bội thu, những mùa trái ngọt vốn có như hồng, cốm xanh,… Thường mâm ngũ quả sẽ có các loại trái cây như bưởi, cam, hồng, chuối, quất, lê,… tất cả đều mang ước nguyện tốt lành, may mắn và sinh sôi.
- Bên cạnh đó, mâm cỗ Trung Thu miền Bắc không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo tạo hình vuông, tròn, cá chép,… để thưởng thức cùng trà ướp hương sen. Đặc biệt, mâm cỗ có cách bày trí bắt mắt với những tạo hình ngộ nghĩ như ông tiến sĩ giấy, chó bông kết bằng bưởi và các con vật được làm bằng hoa quả hoặc giấy màu.
3.2. Mâm cỗ trung thu truyền thống miền Trung
- Với sự khắc nghiệt của khí hậu miền Trung đã làm cho mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên. Mâm cỗ Trung Thu miền Trung cũng đầy đủ bánh nướng, đèn truyền thống, mâm ngũ quả và nhiều trò chơi hấp dẫn. Nổi bật phải kể đến nhiều hoạt động náo nhiệt như thả hoa đăng trên sông, lễ hội đèn lồng,… tạo cho các bé cảm giác lạc vào thế giới cổ tích huyền ảo.
3.3. Mâm cỗ trung thu truyền thống miền Nam
- Mâm cỗ Trung Thu miền Nam rất đầy đủ với nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống và mâm ngũ quả. Thông thường, trên mâm ngũ quả sẽ có mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm cỗ không thể thiếu các loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài mang nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm trái cây cũng có thể được thay thế bởi các loại quả quen thuộc như: cam, quýt, thanh long, bưởi, lựu,…
4. Cách trình bày mâm cỗ trung thu đơn giản
- Mâm ngũ quả
- Đĩa bánh kẹo (đặt riêng ra một đĩa sạch)
- Đĩa bánh trung thu (nên có cả bánh dẻo và bánh nướng)
- Lồng đèn ông sao (nên bày trí phía sau những phần hoa quả cúng)
- Bạn có thể trang trí mâm cỗ trung thu thêm phần sinh động với những loại bánh kẹo truyền thống. Bánh đậu xanh trái cây sẽ là món trang trí nổi bật trong mâm cỗ trăng rằm của bạn.
- Trong những năm gần đây, trang trí mâm cỗ với tạo hình hoa quả đang là xu hướng. Trong các hoạt động mâm cỗ trung thu đẹp đơn giản cho học sinh ở trường học, trái cây tạo hình là một phần không thể thiếu. Bạn có thể biến hóa những loại hoa quả thân thuộc thành hình các con vật như: con cún, con cá, con rùa, công, phượng,…
5. Cách trình bày mâm cỗ trung thu độc đáo
- Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu đẹp cần phải có sự sáng tạo cùng bàn tay khéo léo nên nhiều gia đình đã không ngại bỏ ra nhiều thời gian để bày biện những vật phẩm sao cho đẹp mắt nhất. Trong đó, việc tạo hình con vật bằng trái cây siêu đẹp được rất nhiều người yêu thích. Có thể sử dụng băng nhám xé để chằng buộc chắc chắn.
5.1. Chó bưởi
5.1.1. Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1 lát mỏng.
- Dưa hấu: 1 quả. (Bạn nên chọn quả dưa hấu thuôn dài).
- Bưởi: 3-4 quả.
- Nho đen: 3 quả.
- Táo: 1 quả. (Có thể thay thế bằng quả lê hoặc cam).
5.1.2. Cách làm chó bưởi:
- Trước tiên, bạn hãy vạt phần dưa hấu và đầu táo rồi nối chúng với nhau bằng que nhọn để làm đầu và thân con chó.
- Cắt phần dưới quả dưa giúp dưa đứng được cố định.
- Sau đó, gọt bưởi, bóc múi và xòe múi ra sao cho tép bưởi vẫn còn dính vào vỏ.
- Sử dụng tăm ghim múi bưởi vào quả dưa và táo sao cho phủ kín hết để làm phần lông con chó.
- Cuối cùng, ghim 3 quả nhỏ để tạo hình mắt và mũi rồi dùng lát cà rốt làm phần lưỡi thè ra. Đây là một phần trong các cách trang trí tổ chức tiệc buffet cho bé được nhiều bé yêu thích.
5.2. Cá làm từ thanh long
5.2.1. Nguyên liệu:
- Vỏ bưởi tươi.
- Thanh long ruột trắng: 1 quả.
- Nho đen: 2 quả.
5.2.2. Cách làm cá từ thanh long:
- Bạn hãy tỉa vỏ bưởi để làm vây cá, sau đó dùng tăm ghim phần vây lớn vào lưng quả thanh long và ghim 2 vây nhỏ ở 2 bên.
- Vạt 1 miếng thanh long ở phần đầu để tạo hình miệng con cá.
- Cuối cùng, gắn 2 quả nho đen để làm mắt cá.
5.3. Nhím làm từ quả nho
5.3.1. Nguyên liệu:
- Nho xanh: 1 chùm.
- Lê xanh: 1 quả. (Bạn nên chọn trái lê thuôn dài).
- Nho đen: 1 quả.
- Việt quất: 1 quả.
5.3.2. Cách làm nhím bằng quả nho
- Trước tiên, bạn gọt vỏ 1/2 quả lê (gọt phần đầu nhỏ).
- Sử dụng tăm gắn các quả nho lên phần lê chưa gọt vỏ.
- Sau đó, ghim 1 quả nho đen lên phần lê đã gọt vỏ để làm mũi, đồng thời cắt đôi quả việt quất và gắn làm mắt con nhím.
- Với cách làm tương tự, bạn có thể dùng nho đỏ hoặc mâm xôi để tạo hình những chú nhím đầy màu sắc nhé! Trong các thực đơn tiệc buffet hoa quả thì nho là một loại quả dường như rất ít khi vắng mặt với độ ngon hấp dẫn của nó.
5.4. Ếch từ su su
5.4.1. Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1 lát mỏng.
- Su su: 1 quả.
- Nho đen: 2 quả nhỏ.
5.4.2. Cách làm ếch bằng quả su su:
- Bạn hãy rửa su su cho sạch, để ráo nước rồi cắt tỉa một chút phần đầu để làm miệng con ếch.
- Tiếp đến, gắn lát cà rốt lên phần miệng để tạo hình chiếc lưỡi.
- Cuối cùng, gắn 2 quả nho đen lên để làm mắt con ếch.
Xem thêm: Ngày giờ đẹp và bài văn khấn cúng rằm tháng 7 Âm lịch 2023
6. Ưu đãi mừng Trung thu 2025
- Băng nhám băng gai dính xé
- Băng dính gai Velcro tròn
- Khuy nút cúc
- Dây đai dây thun
- Đệm vai vải lót
- Mex keo dựng
Vậy là quý khách đã nắm được cách bày mâm cỗ trung thu truyền thống đẹp đơn giản rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Baihe Holding Hanoi.