Tại thị trường Mỹ, dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, đạt 6 tỷ USD và tăng 4% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tại thị trường Mỹ, dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, đạt 6 tỷ USD và tăng 4% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp ngành may đã có đơn hàng đến hết quý III và đang đàm phán cho quý IV, mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp Noel và Tết.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu do sự dịch chuyển đơn hàng từ các nước khác sang Việt Nam và lợi thế tỷ giá khi VND mất giá 5% so với USD, không phải do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cải thiện.
Việt Nam dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ
Việt Nam dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ.
Doanh nghiệp ngành may đã có đơn hàng đến hết quý III/2024 và đang đàm phán cho quý IV/2024, nhưng đơn giá vẫn thấp hơn 20-50% so với năm 2019. Việc có được đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ tích cực hơn là nhờ vào sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, tại Vinatex, trong 6 tháng đầu năm 2024, tập đoàn đã hợp tác với Tập đoàn Coats của Anh về sản xuất vải chống cháy và dự kiến có sản phẩm đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ vào tháng 7.
Theo các chuyên gia, mặc dù xuất khẩu dệt may đầu năm nay đã khởi sắc hơn năm ngoái, nhưng dệt may chưa thể trở lại mức “đỉnh” như các năm trước. Dù có đơn hàng nhiều hơn, các doanh nghiệp dệt may phải đối diện với chi phí gia tăng, trong khi giá bán khó tăng, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Việc thiếu hụt lao động cũng là một vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt. Trước Tết 2024, nhiều lao động trong ngành đã nghỉ việc vì không có đơn hàng, họ đã di cư về địa phương hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề khác, khiến các doanh nghiệp khó thu hút người lao động trở lại khi đơn hàng phục hồi.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã phải linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi tái chế để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách, bên cạnh sợi cotton truyền thống. Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống, nâng cấp mức độ tự động hóa, nghiên cứu sản phẩm mới, và nắm giữ công nghệ.
Để tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may cần chuyển đổi sản phẩm và đầu tư vào quy trình sản xuất xanh hơn. Các đơn vị cũng cần chuyển đổi từ mô hình sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, giá nguyên liệu rẻ, năng suất cao sang mô hình quản trị chuỗi cung ứng và từ sản xuất CM (cắt và may thành phẩm) sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) để duy trì mối quan hệ vững vàng với các khách hàng lớn và dự phòng rủi ro khi đối tác gặp khó khăn.
Để sản phẩm bán được với giá cao hơn, doanh nghiệp nên đầu tư một phần doanh thu để cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất theo hướng xanh hơn, bắt đầu từ việc chuyển đổi năng lượng.
Xem thêm: Xuất khẩu chuỗi ngành công nghiệp sợi, dệt và hàng may mặc tăng trong 5 tháng đầu năm 2024
Là một nhà cung cấp phụ liệu may mặc băng nhám dính xé chính hãng, Baihe Holding Hanoi luôn muốn hướng tới các sản phẩm phụ liệu may mặc chất lượng nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường khó tính như Mỹ, EU.