Top 8 bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu xúc động nhất 2024

bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu

Chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày 20/11 rồi. Hãy cùng Baihe Hanoi điểm qua các bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu xúc động nhất 2024 trong bài viết dưới đây nhé!

bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu

1. Nỗi niềm ngày 20/11 với giáo viên về hưu

Gần đến ngày 20/11 nhưng mẹ tôi vẫn không nhận được thiệp mời về dự lễ mít tinh tại ngôi trường từng gắn bó suốt cả sự nghiệp giảng dạy.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta hàng ngàn đời nay. Thế nhưng đôi khi những giáo viên về hưu lại có cảm giác bị lãng quên, như trường hợp của mẹ tôi.

Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, đã về hưu được tròn 10 năm. Trước khi về hưu, mẹ công tác tại một trường THCS thuộc huyện Cư Kuin, Đăk Lăk. Mẹ đã cống hiến 35 năm trong ngành giáo dục, dạy dỗ và dìu dắt biết bao thế hệ học trò. Ngày mẹ có quyết định về hưu, tôi hỏi: “Mẹ có buồn khi phải xa trường lớp, xa học trò không?”. Mẹ chỉ mỉm cười và trả lời: “Cảm giác xao xuyến, xúc động thì có, nhưng buồn thì không, vì mẹ đã làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo”.

Mỗi năm, cứ gần đến ngày 20/11, tôi lại thấy rõ vẻ háo hức trông chờ trên gương mặt của mẹ. Việc mẹ mong đến ngày tôn vinh công việc mà cả đời mình cống hiến cũng dễ hiểu thôi. Thường thì gần đến ngày này, trường cũ nơi mẹ từng công tác sẽ gửi thiệp mời dự lễ mít tinh. Đó sẽ là ngày mẹ mặc áo dài quay về ngôi trường mà mình từng gắn bó suốt cả cuộc đời giảng dạy, để một lần nữa ôn lại những kỷ niệm đẹp về sự nghiệp trồng người của mình.

2. Top 8 bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu xúc động nhất 2024

Bài 1:

Trong bài phát biểu của Cô Nguyễn Thị Mấn có đoạn viết:

” … Dẫu biết rằng hội ngộ, chia tay là lẽ thường tình, là qui luật muôn đời của cuộc sống…. Vậy mà không hiểu sao đến giờ phút phải chính thức nói lời chia tay với anh chị em, trong tôi không tránh khỏi tâm trạn xúc động, lưu luyến, nỗi niềm bùi ngùi xốn xang, buồn vui lẫn lộn …”

” … Trong những năm tháng qua, Tôi như được tiếp thêm động lực một phần cũng nhờ sự đùm bọc của tập thể chúng ta. Chính việc gánh vác chia xẻ nhiệm vụ giảng dạy, những cuộc viến thăm, những lời động viên của anh chị em đã giúp tôi phần nào vượt qua nỗi sợ hãi của bệnh tật để tiếp tục công tác và rồi mai đây khi giã từ mái trường thân yêu, tạm biệt đồng nghiệp, chắc chắn những kỷ niệm về trường lớp, những tình cảm của anh chị em sẽ luôn hiện hữu trong ký ức của tôi.”

– Trong phát biểu của thầy Võ Viết Cộng có đoạn nói lên:

+ Tập thể giáo viên của nhà trường là một tập thể đoàn kết.

+ Tập thể luôn để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp.

+ Với điều kiện thuận lợi hiện nay, thầy mong những người còn đang công tác phải rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.

Bài 2:

Kính thưa quý vị đại biểu!Kính thưa quý thầy cô kính mến! Hôm nay, hòa cùng niềm vui chung của hàng triệu thầy cô giáo trong cả nước, đón chào ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Ngày hội của ngành giáo dục và đào tạo nước nhà – Ngày tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường được nói lên những tâm tư, tình cảm, những lời tâm sự của mình trong ngày vui trọng đại này.

Kính thưa quý vị đại biểu!Kính thưa quý thầy cô kính mến!
Đã 35 năm trôi qua, kể từ khi bước chân lên bục giảng. Nhìn lại chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của mình – tôi thầm cảm ơn đời đã cho tôi con đường đi đúng. Ở thời của chúng tôi nghề sư phạm được coi là nghề cuối cùng của các nghề “ Vì chuột chạy…..”. Tôi vào sư phạm cũng do mong muốn của gia đình. Mẹ tôi bảo: “ Con à!mạ thấy nghề giáo là nghề giàu có nhất. Giàu ở đây không phải là giàu tiền giàu bạc mà giàu tình cảm, cái tâm hắn nhàn, mạ ưng con đi nghề đó thôi.Thế rồi, tôi cũng đồng ý và nộp hồ sơ đi học sư phạm. Năm 1979 tôi ra trường trở thành cô giáo.Được phân công đi dạy tại Hướng Hóa- Quảng Trị. Từ một cô gái tuổi 20 chập chững bước vào đời với bao bỡ ngỡ, hồi hộp, lo âu của mình, tôi không biết đến nơi đó cuộc sống sẽ ra sao ? trường lớp như thế nào? Ngày đầu tôi cùng các bạn trong khóa được phân công lên đó phải đi tàu vào đến bến xe Đông Hà thì trời tối phải ở lại qua đêm . Cả chục đứa nằm ở giữa Bến xe( ngoài trời) gối đầu lên hành lý để giữ khỏi bị mất trộm. Thế nhưng do đi tàu mệt chúng tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết tỉnh dậy thì những túi du lịc không cánh mà bay.Cả mấy đứa ôm nhau mà khóc t«iquyết định bỏ cuộc không đi nữa.Cả bọn đi mười đứa mà chỉ mất của 3 đứa ( trong đó có tôi). Sau một hồi bàn bạc chúng tôi đồng ý cùng đi với điều kiện chia sẻ tư trang cá nhân cùng nhau sử dụng. Tất cả chúng tôi lên xe cùng hành trình lên Khe Sanh.Cả bọn ngồi im lặng riêng tôi thì nôn mửa tung tóe , mệt rã rời, người không ra người . Lúc này tôi cảm thấy có lẽ mình không trụ nổi để đi đến đó mất. Nhưng được các bạn động viên nên cũng có phần nào nguôi ngoai.Đến trưa xe cập bến tôi không thể bước xuống xe được phải nhờ bạn dìu. Chiều , chúng tôi đến Phòng giáo dục huyện Hướng Hóa và được phân công về dạy tại trường Hướng Phùng . Cùng trường với tôi có 3 người bạn cùng ở trong xóm nên chúng tôi rất mừng.Sáng sớm ngày mai , chúng tôi được đ/c Quảng hiệu trưởng trường Hướng Phùng dẫn đường. Đường từ Khe Sanh vào tận trường còn hoang sơ (sau chiến tranh mới được 4 năm) không có xe ô tô, mặt đường đá lổm nhổm, uốn lượn quanh co khi lên đèo, khi xuống dốc. Hai bên đường không có người ở, cây cối rậm rạp um tùm.Thỉnh thoảng chúng tôi được thấy mấy con vượn chuyền cành, tiếng loạt soạt của thú rừng chạy qua bụi lau rậm, làm tôi giật mình. Điều mà chúng tôi chưa bao giờ được chứng kiến khi ở quê nhà . Đi khoảng một buổi,đôi chân mỏi rã rời tưởng chừng không lê nổi nữa thì chúng tôi thấy một ngôi trường tọa lạc gần đường. Đó là trường Hướng Linh. Khi chúng tôi bước vào sân trường ( nói là sân nhưng chỉ là một khoảng đất bằng rất hẹp) các thầy cô cùng chạy ùa ra đón. Mọi người tay bắt mặt mừng vì được gặp người cùng quê Quảng Bình,Vĩnh Linh.Chúng tôi cùng các thầy cô ở đó ăn một bữa cơm với thức ăn là rau tàu bay chấm muối ,vài con cá các thầy vừa thả lưới ở suối bắt được.Mặc dù vậy nhưng mà ấm cúng tình đồng đội.Sau bữa trưa, nghỉ ngơi một lúc,chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Bây giờ, đôi chân tôi và các bạn có lẽ không thể điều khiển được, chúng tôi bước đi từng bước khó nhọc, mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm cả áo. Thỉnh thoảng ,đồng chí hiệu trưởng vừa đi vừa động viên, nói chuyện giới thiệu về trường nơi chúng tôi sẽ đến nên phần nào xua đi nỗi mệt nhọc và cảm giác độ dài quãng đường ngắn hơn. Khoảng 16 h chiều, chúng tôi đến một con suối nước trong vắt và nghỉ chân ở đó. Đồng chí Quãng giới thiệu đây là con Suối Cọp . Khi nghe đến từ cọp chúng tôi đứa nào đứa nấy hoảng hồn đứng chụm lại với nhau còn đồng chí hiệu trưởng ôm bụng cười vang. Chúng tôi đang ngơ ngác thì đồng chí giải thích :
– Ngày xưa ở đây cọp rất nhiều nên bà con dân bản mới đặt tên là Suối Cọp. Nhưng trong những năm chiến tranh ác liệt ,Cọp đã đi vào rừng sâu. Hiện nay chỉ thỉnh thoảng Cọp mới về một lần nhưng vào ban đêm thôi.Đồng chí còn nói:
– Đây là nguồn nước mà chúng ta dùng để sinh hoạt. Tôi thắc mắc:
– Thế trường còn bao xa hả anh? Anh cười rồi chỉ tay lên ngọn đồi cao :
– Khu nhà ở trên đó kìa!
Tôi và Liên ( bạn học cùng xóm,cùng trường SP) đồng thanh thốt lên:
– Phải leo lên ngọn đồi cao đó à ?
Yên ( bạn nam cũng ở cùng xóm) cùng đi với chúng tôi cười tủm tỉm:
– Chừng đó thì thấm tháp gì? Thế là chúng tôi tiếp tục leo dốc và chúng tôi đã đến nơi cần đến. Đó là trường cấp 1 Hướng Phùng( khu trường chính) . Trước mắt tôi là dãy nhà cấp bốn bán kiên cố lợp bằng ngói , tường được ghép bằng ván trong cũng sang trọng nằm giữa núi rùng đại ngàn âm u, xung quanh không có bóng người hoặc làng bản. Ra đón chúng tôi, là bậc đàn anh, đàn chị và cũng có bạn cùng trang lứa. Một lần nữa chúng tôi được các đồng nghiệp cùng cảnh ngộ rời xa quê hương để đem đến cái chữ cho các em học sinh vùng cao đón tiếp nồng hậu .Tối đến, bên ánh lửa của ngọn đèn dầu leo lét, chúng tôi lại thưởng thức một bữa cơm đạm bạc giữa rùng núi đại ngàn.Nỗi buồn, trống vắng lại ập đến.Sau bữa ăn hai đứa nữ chúng tôi được các anh dắt đến một phòng khá ấm cúng sát phòng học và nói:
– Đây là phòng ngủ của hai đứa em. Ưu tiên phụ nữ đó nha!
Trong phòng đặt chiếc giường một đủ chỗ cho hai đứa nằm, một cái bàn gỗ và một chiếc ghế dài( ghế 5 chỗ của HS) dùng để soạn bài và một cây đèn dầu. Chúng tôi để chiếc va- li (tư trang của hai đứa đều nằm gọn trong cái va – li của Liên còn của tôi đã mất) ở góc phòng rồi ngồi bệt xuống giường mặt buồn rười rượi. Đêm ấy, hai đứa vì nhớ nhà , nhớ ba mẹ và các em khóc đỏ cả mắt và hầu như thức trắng cả đêm. Đêm, cái im lặng thật rùng rợn. Tiếng suối chảy róc rách, tiếng côn trùng rả rích, thỉnh thoảng có tiếng kêu của những con nai rừng, tiếng loạt soạt của con chồn chạy qua những bụi lau gần đó làm cho hai chúng tôi càng sợ hơn. Cái cảm giác cô đơn nơi hoang vắng này cứ dày vò tôi .Càng nghĩ càng lo lắng và sợ vô cùng khi nghĩ đến đoạn đường mà chúng tôi đã trải qua. Biết bao giờ mới về đến đồng bằng. Nơi ấy chứa chất bao kỉ niệm buồn vui của tuổi ấu thơ, sự yêu chiều của mẹ, người thân, họ hàng rồi tình cảm làng xóm…Mãi suy nghĩ tôi đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết.Sáng sớm hôm sau, khi nghe tiếng gà gáy tôi chợt tỉnh giấc . Cứ nghĩ tiếng gà trống nhà mình gáy hóa ra gà rừng. Tôi bước ra sân, nhìn qua những đám mây mỏng vờn quanh núi mắt hướng về quê hương mà lòng buồn da diết. Vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, chúng tôi chuẩn bị ra phòng hội đồng để họp. Buổi gặp mặt đầu tiên có các anh các chị ở 2 khu vực lẻ đã tề tựu đông đủ. Cả hội đồng có 12 người gồm có đc/ Hiệu trưởng và 11 GV( không có P. HT , không có nhân viên). Mọi người vui vẻ nói chuyện, chia sẻ những khó khăn mà chúng tôi chuẩn bị đón nhận.Tôi và Liên được phân công dạy khu vực chính( khu vực chúng tôi đang ở) gồm 2 lớp có 13 học sinh từ 5 đến 14 tuổi.Còn cậu Yên là giáo viên nam nên được phân về cắm chốt ở bản A roòng cách trung tâm khoảng 2 giờ đồng hồ đi bộ. Ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, tôi ngỡ mình đang mơ. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Bao háo hức của tuổi trẻ, bao ước mơ về một hình ảnh đẹp ( với tôi – một cô giáo mặc bộ áo dài màu hồng cùng đàn em áo quần sặc sỡ, nét mặt vui tươi. Trước mắt tôi một vài học sinh khuôn mặt đen nhẻm, áo quần( váy) được may bằng bao đựng cát túm lấy nhau nhìn tôi bằng cặp mắt sợ sệt. Có đứa còn cõng theo cả em bé ,trên vai mang một vật làm bằng nứa( sau này tôi mới biết đó là đồ vật dùng đựng cơm và thức ăn), trên tay cầm vài quyển sách- vở thước, viết … không đủ, thật là sơ sài đến tội nghiệp. Tôi rụt rè chào các em nhưng chỉ một vài em đáp lại( vì nhiều em không biết tiếng kinh). Duy chỉ có những đôi mắt mở to, ngây thơ nhìn tôi chăm chú đầy tin cậy. Những đôi mắt trong veo, thân thiện làm lòng tôi ấm áp hẳn lên. Ngày đầu tiên lên lớp của tôi là thế đó.
Ngày qua ngày , tôi vừa dạy vừa học tiếng Bru- Vân kiều và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đi trước nỗi buồn trong tôi vơi dần. Tôi càng gắn bó với lớp học bởi tiếng đọc bài lơ lớ ( chưa thạo tiếng kinh) của các em , nổi vất vả cực nhọc của các em phải chịu để học được cái chữ: cơm không đủ ăn phải trộn sắn, áo không đủ mặc với cái rét cắt da cắt thịt giữa núi rừng Trường Sơn. Những hôm bản có người chết các em sợ không đi học, tôi thấy trống vắng vô cùng. Học sinh khó khăn như vậy nhưng chúng tôi vất vả không kém. Vừa thoát khỏi sau chiến tranh 4 năm, kinh tế chúng ta rất khó khăn. Hàng tháng những người cán bộ chúng ta được nhà nước cấp cho 13 ki lô gam lương thực. Lương thực chúng tôi lúc bấy giờ chỉ có 3 ki lô gam gạo còn toàn là sắn được thái lát phơi khô.Vất vả hơn , chúng tôi phải đi bộ một ngày đường mới gùi được số lương thực đó để ăn. Cùng lúc đó là thời điểm của khẩu biên giới Việt – Lào mở , người người đổ xô đi buôn, các thầy cũng muốn cải thiện đời sống nên bỏ trường bỏ lớp đi theo. Trường chỉ còn lại hai chị em chúng tôi. Gạo không có phải đi hái từng nắm lá sắn, lá rau tàu bay về luộc ăn thay cơm. Vừa nhai vừa chảy nước mắt . Nỗi nhớ nhà càng cồn cào da diết , mong muốn được trở về đất mẹ càng thôi thúc chúng tôi . Làm thế nào để rời khỏi đây khi mà chúng tôi phải đi bộ một ngày trời mới ra đến Khe Sanh.Hai chị em động viên nhau phải cố gắng vì chúng tôi không thể bỏ trường lớp mà đi được.Tiếng cười, tiếng nói bập bẹ của các em hình như không thể thiếu đối với tôi. Có hôm lớp học chỉ được vài em; chúng tôi lại lặn lội vài cây số đường rừng mới tìm được nhà nhưng các em đã đi ra rẫy, ra suối với bố mẹ .Lại phải tìm lên rẫy để đưa các em về học. Gian nan với cái chữ cõng từ miền xuôi lên miền ngược nhưng đổi lại tình nghĩa thầy trò càng gắn bó hơn khi hàng ngày được chứng kiến các em đọc được con chữ,biết hát bập bẹ bài hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh…”. Đó là phần thưởng cao quý mà chúng tôi có được sau những năm tháng bám bản, bám trường. Giờ đây hồi tưởng lại tất cả chặng đường tôi đã đi qua và đang đi tới, tôi cảm nhận một điều: làm nhà giáo vất vả thật.Nhưng càng vất vả hơn với những ai gùi cái chữ từ miền xuôi lên miền ngược.Nguồn động viên và hạnh phúc nhất của họ là con em dân tộc Vân Kiều biết được cái chữ để sau này lớn lên các em sẽ xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.
Sau bốn năm lên với Trường Sơn nếm đủ mùi khó khăn vất vả nhưng cũng đầy thú vị . Tôi tạm biệt bản làng và các em học sinh thân yêu về với đồng bằng về với quê mẹ. Đó là vào ngày 02 tháng 11 năm 1983, tôi và Liên được trở về quê hương còn cậu Yên phải ở lại. Tôi cứ hình dung cảnh tượng trước mắt làng mạc xanh tốt, trường học khang trang bố mẹ và các em đang đứng đón tôi ở cửa. Chúng tôi lên tàu đi từ ga Đông Hà đến ga Long Đại. Khi tiếng còi tòi cất lên và tiếng tàu xình xình dừng lại trước mắt hiện lên hàng chữ ga Long Đại tôi mừng rỡ reo lên:
– Mình đã về nhà rồi ư ? đây là thực hay mơ ?
Liên nắm tay tôi giục :
– Về thôi ! thì tôi mới bừng tĩnh. Cái cảm giác lâng lâng buồn tủi len lõi trong lòng tôi của người con đi xa trở về. Về đến nhà, mẹ và các em tôi chạy ùa ra đón( ba tôi đi cày chưa về).Mọi người ôm nhau mừng mừng tủi. Mẹ tôi nói:
– Con gái à! Thế là mừng rồi. Bây giờ sốt rét rừng nó không làm gì được con nữa đâu (vì bốn năm ở trên đó ai cũng bị sốt đến rụng cả tóc, môi thì thâm đen, da xanh tái).Còn cái nghiệp trồng người thì con phải tiếp tục. Vất vả nhưng mà hạnh phúc.
Ở nhà với ba mẹ và các em một ngày. Ngày hôm sau , tôi cùng Liên đi đến phòng Giáo dục Lệ Ninh ( Lệ Thủy bây giờ) để nhận nhiệm vụ mới. Tôi được phân về trường cấp 1+2 Hồng Thủy còn Liên ở lại dạy tại xã Hiền Ninh( quê của tôi).Những tưởng về đồng bằng thì được giảng dạy ở môi trường thuận lợi hơn miền núi. Nào ngờ trường ở đây còn thua xa với trường miền núi tôi đang dạy nhưng được cái học sinh đông hơn. Trường cấp bốn, cửa sổ được che bởi những cành tre nhỏ ghép lại gọi là biển nè. Bàn ghế học sinh được làm bằng những cây dương gọt đẽo qua loa. Giáo viên dạy không có bàn, ghế phải để cặp ở cửa sổ. Lúc ấy kinh tế cũng còn khó khăn,giáo viên một buổi lên lớp một buổi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Người thì đi buôn người thì làm ruộng( lúc ấy GV được địa phương chia cho mỗi người 5 thước ruộng để tự túc). Sáng lên lớp, chiều về nhổ mạ cấy. Vất vả là thế, nhưng hằng ngày thầy trò chúng tôi đều lên lớp đều đặn. Sân trường rộn vang tiếng cười đùa của các em . Giáo viên thì chăm bẵm miệt mài bên trang giáo án. Thầy trưởng phòng quê ở Quảng Ninh, cuối tuần thầy về nhà thường ghé vào lớp học tôi dạy( ở khu vực lẻ).Thầy động viên: “ Cơ sở vật chất như vậy mà các em vẫn bám trường bám lớp như thế là giỏi lắm rồi”. Được thầy động viên tôi như vừa được tiếp thêm sức mạnh. Từ đó đến nay, dù ở cương vị nào (GV hay CBQL) tôi cũng luôn phấn đấu hết mình cho cái nghiệp trồng người mà tôi đã lựa chọn. Đặc biệt Hồng Thủy là quê hương thứ hai của tôi. Tôi đã gắn bó suốt gần 31 năm, dạy dỗ không biết bao nhiêu lứa học trò và biết bao nỗi buồn vui cùng đồng nghiệp. Tôi tự hào mình mình đã góp một phần nhỏ bé cho sự trưởng thành của các em và cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà.
Đất nước đi lên, đời sống vật chất của nhà giáo cũng đỡ vất vả hơn. Nay thì trường mới khang trang, sạch đẹp. Chúng ta không phải làm việc trong môi trường “ trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp” như xưa. Nhưng trách nhiệm của mỗi người thầy thì thời nào cũng như vậy. Giờ đây bất chợt soi gương, thấy mình đã già, mắt nhìn kém hơn, muốn cống hiến nhiều hơn nhưng đã muộn.Tôi mong muốn các bạn những người đồng nghiệp trẻ của tôi hãy cố gắng rèn luyện, tu dưỡng và tiếp tục thay tôi cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người ấy.
Năm nay với 55 tuổi đời, 35 tuổi nghề. Tôi muốn đem những tâm sự của mình chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp, nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Chúng ta là những nhà giáo, những kĩ sư tâm hồn chẳng ai mong được đặt bài hát ca ngợi mình, chẳng chờ ai tạc tượng mình bằng đá trắng, đồng đen. Thầy cô chỉ mong sao những lớp học trò mà mình đã dạy dỗ làm lên sự nghiệp vẻ vang cho non sông đất nước, cho bản thân. Mai kia ngồi bên nhau ôn lại những kỉ niệm, chúng ta rung mái đầu bạc cười vang khi nghe có đứa học trò cũ nên danh nên phận. Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận. Điều đọng lại trong trái tim mỗi người giáo viên chính là những gì mình đã làm được cho đời. Nếu có kiếp sau tôi vẫn chọn nghề nhà giáo, bởi đây là nghề cao quý. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tôi xin kính chúc các vị đại biểu dồi dào sức khỏe. Chúc quý thầy cô hưởng một ngày nhà giáo Việt Nam trọn vẹn niềm vui. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bài 3:

Kính thưa quí vị đại biểu!

Kính thưa các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Hiệp Đức.

Hôm nay trong không khí đầm ấm của buổi gặp mặt- chia tay cô Nguyễn Thị Ánh Hồng- nguyên là PHT, giáo viên trường THCS Hiệp Đức.

Trước hết, cho phép tôi thay mặt toàn thể các CBGV, nhân viên trường THCS Hiệp Đức gửi đến Cô những lời chúc sức khỏe- hạnh phúc và những lời chào trân trọng nhất.

Kính Thưa quí vị đại biểu cùng các đồng nghiệp thân mến!

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng phải trải qua thời gian học tập, ra trường, đi làm, thay đổi nơi công tác. Biết bao kỷ niệm vui buồn trong suốt hành trình đó và hôm nay cũng bên ngôi trường này từ không gian, thời gian, mọi cảnh vật xung quanh cùng tất cả chúng ta ai nấy đều bùi ngùi, cảm xúc trong buổi gặp mặt- chia tay.

Kính thưa các quý vị đại biểu cùng quý đồng nghiệp thân mến!

Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng: Sinh ngày 12/08/1963. Hiện cư ngụ xã Ấp Hiệp Ninh, Xã Hiệp Đức, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Năm 1982 Đ/c Tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Tiền Giang nay là trường ĐH Tiền Giang và được chuyển về trường công tác tại trường PTCS Hiệp Đức, Năm 1997 đổi tách thành trường THCS Hiệp Đức và công tác từ đó cho đến nay.

Thuở mới ra trường, Cô từng là một giáo viên trẻ nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ. Kết quả thành tích nhiều năm liền GVG các cấp. Trong thời gian công tác cô còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như PHT, UV Ban chấp hành Công đoàn cơ sở qua các thời kỳ.Thấm thoát đã hơn 30 năm trôi qua đến nay. Dù ở cương vị nào cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với những kết quả đạt được trong sự nghiệp trồng người của cô là do bản thân cô tự cố gắng nổ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm là chính. Đồng thời còn có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy- HĐND-UBND xã Hiệp Đức, trực tiếp là Ban lãnh đạo phòng GD&ĐT Huyện Cai Lậy, các ban ngành đoàn thể xã, sự đồng thuận của các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân xã Hiệp Đức, sự phấn đấu vươn lên không mệt mỏi của các thế hệ đồng nghiệp, học trò nhà trường.

Song Đ/c luôn phát huy, kế thừa được những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng đã để lại cho các đ/c đồng nghiệp các thế hệ chúng tôi những bài học quý báu, kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác quản lý và trong cả đối nhân xử thế hàng ngày.

Đ/c không những là một GV có năng lực quản lý, giảng dạy tốt mà còn là người mẹ, người chị, người thầy, người em thân thiện trong công tác cũng như cuộc sống hằng ngày.

Với nhân dân đồng chí luôn đúng mực, là nhà tư vấn thấu tình đạt lý trong công tác phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục.

Với học sinh Đ/c luôn tận tụy, trách nhiệm hết mình vì học sinh thân yêu với đúng nghĩa là người mẹ thứ hai.

Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng là tấm gương sáng trong nhà trường về đạo đức nhà giáo, được đồng nghiệp tín nhiệm, các em HS tin yêu, nhân dân kính trọng. Các cấp lãnh đạo tin tưởng. Đ/c đã để lại sự ngưỡng mộ, nể trọng và tình cảm tốt đẹp trong lòng mọi Đ/c, đồng nghiệp, dù ở cương vị nào cô cũng là một tấm gương sáng ngời.

Kính thưa quý vị !

Trong hơn 30 năm cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc như: Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở. Đ/c đã vinh dự được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, KNC vì sự nghiệp tổ chức công đoàn và nhiều giấy khen, Bằng khen của các cấp.

Với những thành tích của cô Nguyễn Thị Ánh Hồng chúng ta khẳng định cô đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của sự nghiệp trồng người.

Trong buổi gặp mặt- chia tay đầy lưu luyến này, thay mặt tập thể giáo viên, học sinh nhà trường. Tôi:

Xin được ghi nhận và biểu dương cống hiến đầy trách nhiệm của cô đã cùng chèo lái con thuyền THCS Hiệp Đức được rạng rỡ như hôm nay. Xin chúc mừng Cô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Công chức Nhà nước, một Nhà giáo, một cán bộ quản lý GD, một CBCĐ xuất sắc.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô thân mến!

Dẫu Thầy Nguyễn Thị Ánh Hồng đã về hưu theo chế độ nhưng Hình ảnh của Đ/c một người lái đò khéo léo có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lí và công tác công đoàn, một người mẹ, một người chị, người em, người Thầy thân thiết đầy tình cảm, trách nhiệm và chứa chan tình yêu thương sẽ còn mãi trong lòng mỗi đ/c CBGV- NV nhà trường cùng các em học sinh.

Trong công tác trồng người là vậy và trong cuộc sống đời thường đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hồng cũng như là một người luôn thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của anh, chị em trong Trường, còn đối với gia đình cô luôn là người mẹ nuôi dạy các con, học giỏi, thành đạt trong xã hội.

Trong giờ phút chia tay này, chúng tôi rất muốn tâm sự với cô nhiều và nhiều hơn nữa, song thời gian có hạn. Chúng tôi xin hứa sẽ kế tục sự nghiệp mà Đảng và Nhân dân và cô đã xây dựng và giao phó, tiếp tục phát huy truyền thống Nhà trường “Dạy tốt, học tốt”, giữ vững khối đoàn kết, xây dựng nhà trường ngày càng vững chắc theo xu hướng phát triển của xã hội.

Cô Hồng cùng các đồng nghiệp

Giờ phút này Tôi không biết nói gì hơn. Xin Kính chúc cô luôn đồi dào sức khỏe và có được nhiều niềm vui, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Dù cô có về hưu theo chế độ song tập thể sư phạm nhà trường, các em HS rất mong luôn đón nhận được sự quan tâm, cố vấn của cô để chúng tôi những người kế cận tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục ở địa phương.

Thay mặt tất cả anh em trong hội đồng sư phạm, các em học sinh nhà trường chúng Tôi xin hứa sẽ Đoàn kết, vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019. Tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống dạy giỏi , học giỏi mà các thế hệ thầy trò đã đã dày công gây dựng.

Cuối cùng tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các quý Lãnh đạo, quí vị đại biểu đã bớt chút thời gian đến dự buổi họp mặt chia tay đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hồng về về hưu theo chế độ. Sự có mặt của quí vị góp phần cho buổi họp mặt thêm ấm cúng, đoàn kết. Một lần nữa kính chúc quí vị mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cô Nguyễn Thị Ánh Hồng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Dù có về hưu nhưng vẫn dõi theo những đồng nghiệp quý mến, những học trò thân yêu và giúp đỡ nhà trường ngày càng tiến xa và rạng rỡ hơn nữa.

Kính chúc quý vị đại biểu đồi dào sức khỏe, thành đạt. Kính chúc quý Thầy cô mạnh khỏe- hạnh phúc công tác tốt .

Xin chân thành cảm ơn.

Bài 4:

Kính thưa quý vị đại biểu khách quý!

Thưa toàn thể các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh!

Hôm nay, chúng ta đang trong những ngày đầu của năm học mới 2019 – 2020 và cũng là 55 mùa xuân, 35 năm tâm huyết với nghề dạy học, 19 năm gắn bó với mái trường THCS Trường Yên của cô giáo Nguyễn Thị Bích Phượng. Như một lẽ tự nhiên của muôn đời, cảm giác phải rời xa những gì thân thuộc, gắn bó, gần gũi với biết bao kỷ niệm vui buồn, ắt hẳn ai trong chúng ta đều phải chồng chành cả nỗi lòng.

Dù muốn dù không thì trong dòng chảy bất tận của thời gian, trong guồng quay hối hả của cuộc sống, đôi khi con người ta rơi vào khoảnh khắc ấy; Với toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh của trường THCS Trường Yên cũng như cá nhân tôi, tuy có sự chuẩn bị tinh thần trong khoảng thời gian dài nhưng vẫn không khỏi sự chênh vênh, một thoáng buồn trên gương mặt khi khoảnh khắc ấy tìm đến trong buổi gặp mặt chia tay đồng chí, đồng nghiệp khi về nghỉ hưu.

Và hôm nay, Trường THCS Trường Yên tổ chức buổi chia tay và cũng là sự ghi nhận, cảm ơn đối với cô giáo Nguyễn Thị Bích Phượng, Hiệu trưởng nhà trường – người đã cống hiến cả nửa cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp xây dựng và trưởng thành của mái trường THCS Trường Yên nói riêng.

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh!

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Phượng sinh ngày 23/8/1964. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm năm 1984, cô được phân công giảng dạy tại trường THCS Ninh Hòa. Đến năm 2000 theo sự điều động, phân công của tổ chức, cô được chuyển về công tác tại trường THCS Trường Yên cho đến hôm nay. Như vậy, qua 35 năm công tác với ngành giáo dục, trong đó 19 năm gắn bó với trường THCS Trường Yên trên cương vị công tác quản lý – Phải nói rằng sự nghiệp “trồng người” của cô đã cống hiến trọn vẹn cho quê hương Trường Yên.

Đúng vậy, trong quá trình công tác tại trường, cô Nguyễn Thị Bích Phượng đã trải qua các vị trí: là Phó Hiệu trưởng (từ năm 2000 – 2012) và Hiệu trưởng nhà trường (từ 2012 – 2019) và trong thời gian này Trường THCS Trường Yên đã đạt được rất nhiều thành tích, đó là:

– Trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia (12/2006) và 02 lần được công nhận lại chuẩn Quốc gia (1/2013 và 11/2018).

– Tháng 4 năm 2007, thư viện nhà trường được công nhận là thư viện tiên tiến xuất sắc.

– Tháng 5 năm 2011, nhà trường được công nhận là trường học thân thiện, học sinh tích cực (xếp loại xuất sắc).

– Tháng 4/2015 trường được kiểm tra đánh giá ngoài đạt mức độ 3 (mức độ cao nhất)

Đặc biệt, năm học 2015 – 2016 nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng danh hiệu Cờ thi đua xuất xắc và năm học 2018 – 2019 nhà trường được chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Với cá nhân, trong rất nhiều năm liền cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nhiều danh hiệu cá nhân như CSTĐ cơ sở, giấy khen các loại. Đặc biệt năm học 2018 – 2019 cô đã đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Có thể nói rằng: cuộc đời dạy học của cô là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ giáo viên, học sinh noi theo. Cô đã chọn cho mình con đường đi là “Người lái đò” vì một mục tiêu cao cả và duy nhất đó là “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhiều thế hệ học sinh của Nhà trường đã trưởng thành vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh một cô giáo tận tuỵ hết lòng vì học sinh với mong muốn giáo dục, dạy dỗ các em trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong cuộc sống và công tác, cô là người luôn biết vượt lên những khó khăn để yên tâm công tác. Trong suốt thời gian công tác, cô luôn chân tình, cởi mở, chan hòa với đồng nghiệp. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cô cũng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Từ những năm khó khăn nhất cho đến ngày hôm nay, lòng nhiệt huyết của cô luôn cháy mãi trên từng trang giáo án, với đàn em thân yêu và với đồng nghiệp của nhà trường. Tất cả những đóng góp đó được chúng tôi ghi nhận và cảm ơn lòng tâm huyết của cô với sự nghiệp trồng người của nhà trường.

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh!

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, đến nay cô Nguyễn Thị Bích Phượng đã đủ điều kiện được nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước. Đó là niềm hạnh phúc và cũng là sự ghi nhận việc hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội.

Và hôm nay, trước khi chính thức nói lời chia tay với sự nghiệp trồng người, chia tay với mái trường THCS Trường Yên thân yêu, với đồng nghiệp, với học sinh cô hoàn toàn có quyền tự hào về những dấu ấn và những đóng góp mà cô đã để lại trong các thế hệ học sinh, trong tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp.

Hội ngộ và chia ly là lẽ thường tình, là quy luật muôn đời của cuộc sống. Vậy mà đến giờ phút phải chính thức nói lời chia tay, chúng ta ai cũng cảm thấy xúc động, bùi ngùi, buồn vui khó tả. Vẫn biết rằng:

“Cuộc đời là những chuyến đi

Gặp nhau rồi lại chia ly là thường”

Chia tay với cô, chúng tôi những người ở lại tiếp nối sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, không thể nói hết được tình cảm của mình mà chỉ mong rằng cô mãi là đồng nghiệp, là người cô của lớp lớp học trò trường THCS Trường Yên. Chúng tôi cũng mong rằng cô sẽ tiếp tục chia sẻ công việc chung cũng như công việc riêng với chúng tôi.

Trong buổi chia tay này, thay mặt cho tập thể cán bộ, viên chức của trường cho phép tôi được gửi tới cô lời cảm ơn, sự kính trọng trước những đóng góp của cô trong suốt những năm gắn bó với mái trường THCS Trường Yên. Chúng tôi cũng mong rằng mặc dù cô không còn làm việc tại trường nhưng cô hãy dõi theo chúng tôi, chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm quý báu để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Năm tháng dần trôi/ thu về xế bóng/
Nghiệp trồng người/ cô hiến trọn tuổi xuân/
Còn đâu nữa/ những đêm dài thao thức/
Đắm suy tư/ giáo án ngọn đèn lu…/
Đời tiếp bước/ chúc cô nhiều sức khỏe/
Sẽ mãi vui,/ mãi khỏe,/ mãi yêu đời/
Nâng cánh ước mơ/ gương soi đàn con cháu/
Hạnh phúc ngọt ngào/ chan chứa thỏa lòng nhau/

Thay mặt BGH, Hội đồng sư phạm và các em học sinh nhà trường, một lần nữa kính chúc cô về nghỉ hưu an nhàn, tràn đầy sức khỏe – Gia đình hạnh phúc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Gợi ý 5 lời dẫn chương trình biểu diễn thời trang Halloween lôi cuốn nhất 2024

3. Các phụ kiện quà tặng cho thầy cô về hưu

Baihe Hanoi chuyên cung cấp các loại phụ liệu may mặc:

Xem thêm: [2024] Cách tự làm trang phục Halloween đơn giản cho bé

Vậy là quý khách đã nắm được các bài phát biểu 20/11 của giáo viên về hưu xúc động nhất 2024. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Baihe Hanoi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.009.338
Liên hệ